4. Các đặc điểm vật lí của Hải Vương tinh
“Hải Vương tinh thật lạ lùng”, phát biểu của Craig Agnor, một nhà khoa học tại trường Đại học California, Santa Cruz. Đối với nhiều người, nói như thế có vẻ là hơi nhẹ nhàng. Mặc dù là một hành tinh khí khổng lồ, giống như một số hành tinh khác, nhưng Hải Vương tinh rất khác với bảy hành tinh còn lại trong hệ mặt trời của chúng ta.
Hải Vương tinh ở cách Mặt trời khoảng 4,46 tỉ km, khiến nó rất lạnh lẽo. Nhưng nó có một số nguồn năng lượng bí ẩn, cấp sức mạnh có những cơn gió có thể thổi đến tốc độ 1600 đến 2000 km mỗi giờ. Tốc độ này nhanh hơn những cơn gió trên bất kì hành tinh nào khác. Hải Vương tinh còn có màu xanh đậm hơn, có thể giải thích bởi sự có mặt của khí methane trong khí quyển. Hành tinh có các vành đang dần dần biến mất một cách bí ẩn. Và nó có một vệ tinh băng giá – Triton – vẫn làm chủ những mạch phun của nó, bất chấp thời tiết giá lạnh.
Kính thiên văn vũ trụ Hubble
Các nhà thiên văn thỉnh thoảng biết rằng mọi chiếc kính thiên văn trên mặt đất đều gặp phải một trở ngại do sự nhiễu từ khí quyển của trái đất và sự ô nhiễm ánh sáng từ các đô thị. Năm 1969, Thượng viện Hoa Kì đã tán thành việc chi tiền cho một chiếc kính thiên văn ở trên quỹ đạo quay xung quanh trái đất. Chiếc kính thiên văn vũ trụ này sẽ không bị nhiễu bởi khí quyển và sự ô nhiễm ánh sáng từ các đô thị, cho phép chúng ta quan sát các vật thể trong không gian một cách rõ ràng hơn.
Mất gần 10 năm để chế tạo một chiếc kính thiên văn như thế. Phải vài lần trì hoãn nữa thì Kính thiên văn vũ trụ Hubble mới sẵn sàng lên bệ phóng. Nó được tàu con thoi Discovery mang lên quỹ đạo vào ngày 24 tháng 4 năm 1990. Các nhà du hành trên tàu con thoi đã đưa nó vào quỹ đạo vào hôm 25 tháng 4.
Khi Hubble cần sửa chữa hoặc bảo trì, thì các nhà du hành phải đảm đương công việc đó. Vì nó được giữ trong điều kiện tốt, nên Kính thiên văn vũ trụ Hubble đã cung cấp cho các nhà thiên văn một số hình ảnh tráng lệ của các thiên hà, các ngôi sao và các hành tinh.
Kính thiên văn vũ trụ Hubble còn cho các nhà thiên văn biết rằng Hải Vương tinh là một hành tinh rất hoạt động. Thời tiết trên Hải Vương tinh liên tục thay đổi. Các ảnh chụp Hubble cho thấy Đốm Đen Lớn hiện nay đã không còn, cứ như thể cơn bão đó đã kết thúc. Còn có một đốm khác, giống như vậy, ở bán cầu bắc của Hải Vương tinh vào năm 1994, nhưng cơn bão đó đã kết thúc vào năm 1997. Kính thiên văn vũ trụ Hubble vẫn tiếp tục gửi về những hình ảnh của thời tiết đang biến đổi nhanh chóng của Hải Vương tinh.
So sánh Hải Vương tinh và Trái đất
Hải Vương tinh |
Trái đất |
|
Khoảng cách đến Mặt trời | 4,46 tỉ km | 149,6 triệu km |
Đường kính | 49.493 km | 12.756 km |
Nhiệt độ trung bình | – 210oC | 15oC |
Độ dài năm | 165 năm Trái đất | 365 ngày |
Độ dài ngày | 17,24 giờ | 24 giờ |
Số vệ tinh | 13 | 1 |
Thành phần của hành tinh | Hydrogen, methane,
ammonia, và nước |
Chủ yếu là kim loại và đá |
Khí quyển | Methane và nitrogenc | Chủ yếu là nitrogen và oxygen |
Phần tiếp theo: Cấu tạo bên trong của Hải Vương tinh
Hải Vương tinh – Josepha Sherman – Trần Nghiêm dịch
Thư viện Vật lý
Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6 – Phần 7 – Phần 8 – Phần 9 – Phần 10 – Phần 11 – Phần 12
Bình luận