SOHO là dự án quốc tế, được thực hiện và điều hành bởi NASA và ESA. ESA đảm trách việc chế tạo tàu vũ trụ. Việc phóng và điều hành hoạt động của tàu vũ trụ là trách nhiệm của NASA. Tổng cộng có hơn 200 nhà khoa học thuộc cả châu Âu và Hoa Kỳ tham gia chế tạo 12 thiết bị khoa học triển khai trên SOHO.
Được phóng lên không gian bởi tên lửa Atlas IIAS, SOHO hoạt động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời với chu kỳ bằng đúng 1 năm Trái Đất. Vị trí của SOHO giao động xung quanh điểm cân bằng Lagrange L1 tạo bởi Mặt Trời và Trái Đất (1). Khoảng cách trung bình từ SOHO đến Trái Đất là 0.01 AU, từ SOHO đến Mặt Trời là 0.99 AU. Sau 12 năm, SOHO vẫn tiếp tục hoạt động với 3 nhiệm vụ chính sau:
SOHO quan sát Mặt Trời (ảnh minh họa)
+ Tìm hiểu cấu trúc và hoạt động của các lớp bên trong Mặt Trời
+ Tìm hiểu nguồn gốc của vành nhật hoa
+ Tìm hiểu nguồn gốc và sự gia tốc của gió mặt trời
Ghi chú
(1) Giả sử ta có 2 vật khối lượng lớn, và một vật khối lượng nhỏ hơn hẳn hai vật đó, trong không gian sẽ tồn tại 5 điểm mà ở đó vật khối lượng nhỏ sẽ luôn duy trì vị trí tương đối so với 2 vật khối lượng lớn (L1 – L5). Một trong những ví dụ minh họa nổi tiếng nhất về điểm Lagrange đó là vị trí tương đối của Sao Mộc, Mặt Trời và tiểu hành tinh Asin. Quỹ đạo của Asin gần giống với quỹ đạo của Sao Mộc, tuy vậy, nó chẳng bao giờ đụng độ với Sao Mộc, bởi vì nó cách xa vị trí của Sao Mộc trên quỹ đạo hơn 650 triệu km, và nó luôn chuyển động với vận tốc bằng tốc độ của Sao Mộc cho nên nó cứ nằm cách Sao Mộc 650 triệu km. Nếu ta vẽ một đường xuất phát từ Mặt Trời tới Sao Mộc rồi kéo tới tiểu hành tinh Asin và quay trở lại Mặt Trời, thì sẽ được một tam giác đều. Lagrange đã chứng minh rằng một vị trí như vậy sẽ bền vững, cho nên những thiên thể cứ ở mãi các đỉnh của một tam giác đều tuy chúng vẫn chuyển động.
Tài liệu tham khảo:
[1]Kraig McNutt, Today in Space History, 2007. Archive for December, https://todayinspacehistory.wordpress.com/2007/12/[2]ESA and NASA, 05 Dec 2007, SOHO, Solar and Heliospheric Observatory, https://soho.esac.esa.int/home.html
[3]Wikipedia, 11/2007. Solar and Heliospheric Observatory, https://en.wikipedia.org/wiki/SOHO_spacecraft
Trần Tuấn Tú
ttvnol.com
Bình luận