Vật thể kỳ lạ này là gì vậy? Được phát hiện lần đầu tiên từ các hình ảnh LINEAR ngày 6/1 vừa qua, vật thể này xuất hiện đủ bất thường để được kiểm tra kĩ hơn bởi kính thiên văn không gian Hubble cuối tuần trước. Bức ảnh dưới đây, cái mà Hubble thấy được là P/2010 A2 (tên vật thể) không giống với bất kì vật thể nào được thấy trước đó.

Cái đuôi không bình thường của tiểu hành tinh gợi ý vụ va chạm mạnh - p2010a2 hst / Thiên văn học Đà Nẵng
Credit: NASA, ESA, D. Jewitt (UCLA)

Thoạt nhìn, vật thể này có cái đuôi như một Sao Chổi. Quan sát gần hơn cho thấy có một phần vật chất bù thêm tới 140 mét tính từ tâm, có cấu trúc khác thường, không hoàn toàn là khí của đuôi vật thể đó. Được biết đến là một vật thể trong vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Mộc và Sao Hỏa, một giả thuyết sơ bộ được đưa ra giải thích rằng P/2010 A2 là những mảnh vỡ của một vụ va chạm gần đây giữa hai tiểu hành tinh nhỏ. Nếu đúng, thì vụ va chạm này xảy ra với vận tốc hơn 15000 km/ giờ – gấp năm lần vận tốc của một viên đạn súng trường – và giải phóng năng lượng vượt quá một quả bom nguyên tử!

Áp lực từ ánh sáng Mặt Trời sau đó sẽ đẩy các mảnh vỡ trải ra thành cái đuôi dài. Các nghiên cứu trong tương lai về P/2010 A2 có thể cho chúng ta biết rõ hơn về bản chất của vụ va chạm và có thể giúp nhân loại hiểu rõ hơn về những năm đầu của Hệ Mặt Trời, khi có rất nhiều những vụ va chạm như vậy đã xảy ra.

Phan Thanh Hiền (theo APOD)

Content Protection by DMCA.com