Hướng dẫn quan sát các chòm sao, các vật thể xa, các hành tinh và các sự kiện thiên văn đáng chú ý. Bầu trời trong tháng, các điểm nhấn của bầu trời đêm tháng 8/2011.

Bầu trời đêm tháng 8/2011 - / Thiên văn học Đà Nẵng

Các hành tinh đêm tháng tám
Vào lúc chập tối, Sao Thổ xuất hiện ở trên đường chân trời phía tây. Hành tinh này sẽ lặn ngay sau khi Mặt Trời lặn.

Các chòm sao và các vật thể xa

Bầu trời rực rỡ ánh sao vào các đêm tháng tám oi bức sẽ mang đến nhiều điều thú vị cho mùa hè.

Chòm Thiên Cầm (Lyra), một đàn chim hạc nhỏ (Small Harp), nằm cao trên bầu trời khuya. Ngôi sao chính của chòm sao này là Chức Nữ (Vega), một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Nhận diễn Thiên Cầm bằng cách xác định ngôi sao Chức Nữ và từ đó kết nối với các ngôi sao lân cận. Epsilon Lyrae, ngôi sao sáng ngay cạnh Chức Nữ, thực sự là một hệ sao bốn hoàn hảo, còn được gọi với cái tên Double-Double.

Chòm sao khổng lồ Thiên Nga (Cygnus), bay cao suốt đêm tháng tám.

Thiên Nga còn được biết đến như là một Thập Tự Phương Bắc (Northern Cross). Hình dạng của nó rất dễ nhận ra. Từ ngôi sao Chức Nữ, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nó về hướng đông.

Deneb, cái đuôi của Thiên Nga, là một ngôi sao siêu khổng lồ. Nếu Deneb nằm thế chỗ của Mặt Trời ở ngay vị trí trung tâm của Thái Dương Hệ, nó sẽ nuốt chửng cả Sao Thủy và Sao Kim.

Alberio, ngôi sao ở vị trí đầu Thiên Nga, là một điểm ngắm tốt dành cho các kính thiên văn nhỏ. Ngôi sao đôi này gồm cặp sao có màu sắc tương phản nhau giữa màu của đá Sapphire và màu vàng ngọc.

Ngay phía nam của chòm Thiên Nga là chòm sao Hồ Ly (Vulpecula), một chú cáo nhỏ, lần đầu tiên được xác định bởi nhà thiên văn học Ba Lan Johannes Hevelius vào thế kỷ 17.

Chòm Thiên Ưng, một chú Đại Bàng, được nhắc đến trong thần thoại Hy Lạp là một chú chim lớn của thần Dớt.

Ngưu Lang (Altair), ngôi sao sáng nhất của Thiên Ưng, nằm cách chúng ta chỉ 16 năm ánh sáng. Nó quay rất nhanh. Thời gian tự quay của Ngưu Lang chỉ chưa đến 10 tiếng đồng hồ, khiến cho ngôi sao này bị biến dạng.

Các ngôi sao sáng của bầu trời đêm mùa hè, Vega, Altair và Deneb tạo thành Tam Giác Mùa Hè (Summer Triangle).

Thiên Nga và Thiên Ưng nằm ngay ở vị trí của Dải Ngân Hà, phía trên đỉnh đầu.

Các các đêm trời trong, một số tinh vân có thể nhìn thấy mờ ảo trong khu vực của chòm sao Thiên Nga bằng một chiếc ống nhòm. Nổi bật nhất là tinh vân Bắc Mỹ (North America Nebula), một khu vực của khí và bụi được chiếu sáng bởi ánh sáng rực rỡ của ngôi sao Deneb gần đó.

Khu vực chòm Thiên Nga cũng chứa một số cụm sao. Cụm sao dễ tìm thấy nhất là M29 và M39.

M29, khi quan sát với một chiếc kính thiên văn nhỏ, nó xuất hiện có dạng hình vuông tí xíu ngay gần tâm của Chữ Thập Phương Bắc.

Với một chiếc ống nhòm, M39 là một cụm sao thưa thớt với khoảng 30 ngôi sao, ở phía bắc của khu vực chòm sao Thiên Nga.

Sử dụng ống nhòm để tìm Coathanger, nằm giữa Altair và Alberio. Đây là một cụm sao nhỏ đáng chú ý với các ngôi sao như được hình thành từ một khuôn từ góc nhìn của chúng ta.

Trong hình bình hành của Thiên Cầm là một tinh vân rất ấn tượng có tên là Tinh Vân Chiếc Nhẫn (Ring Nebula). Đó là phần rìa khí sáng bị thổi bung ra bởi một ngôi sao chết ở giữa.

Chòm Hồ Ly chứa tinh vân Quả Tạ, là một đốm mờ khi nhìn qua ống nhòm. Một chiếc kính thiên văn nhỏ sẽ cho thấy hình dạng của nó với hai thùy rõ ràng.

Các hành tinh buổi sớm
Sao Mộc xuất hiện trên bầu trời phía đông sau nửa đêm để thống trị bầu trời cho đến lúc trời sáng. Sau đó, Sao Hỏa tham gia cùng ở phía đông, báo hiệu bình minh sắp đến.

Các sự kiện đáng chú ý
Một sự kiện luôn được mong đợi vào tháng tám là trận mưa sao băng Anh Tiên (Perseids).

Trận mưa sao băng năm nay bị ạnh hưởng nặng nề bởi ánh sáng của Trăng rằm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bắt được những ngôi sao băng sáng đến từ hướng đông bắc sau nửa đêm vào rạng sáng các ngày 12 và 13/08.

Những vệt sáng là những mảnh nhỏ tàn dư của sao chổi bị cháy khi chúng xâm nhập vào bầu khí quyển Trái Đất. Mưa sao băng Anh Tiên chứa những mảnh tàn dư của sao chổi Swift-Tuttle khi sao chổi này viếng thăm bên trong Hệ Mặt Trời.

Bầu trời đêm luôn là những bữa tiệc thiên văn học lý tú. Hãy khám phá những điều kỳ diệu đến từ bầu trời ngay sân sau nhà bạn.

Phan Thanh Hiền (dịch)
Theo Hubblesite.org

Content Protection by DMCA.com