Chúng ta bắt đầu vào bầu trời tháng 1/2011
Trăng
Kì trăng non bắt đầu vào ngày 05/01 và trăng tròn vào ngày 19/01.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - full moon 02 20001 / Thiên văn học Đà Nẵng

Ảnh: Bề mặt Mặt Trăng

Hành tinh:

Hoàng hôn:

Mộc tinh: vẫn sáng rực rỡ trên bầu trời hoàng hôn. Hành tinh này lúc này đã đi qua thiên đỉnh, do đó hãy tìm nó ở hướng Tây trước khi nó lặn ( khoảng tầm 10h đêm).
Thiên Vương Tinh: Hai cha con thần Zeus hiện đang ở rất gần nhau. Thiên Vương Tinh hiện chỉ cách Mộc tinh chỉ khoảng 0.5 độ ( bằng kích thước biểu kiến của Mặt Trăng). Với một ống nhòm bạn có thể cùng lúc quan sát được hai hành tinh này. Với một kính thiên văn trường nhìn rộng, bạn có thể quan sát được cả Thiên Vương Tinh, Sao Mộc và các vệ tinh Galileo của Sao Mộc.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - jupwmoons.sized / Thiên văn học Đà Nẵng

Bình minh:

Sao Thổ: Vào lúc trước bình minh, Sao Thổ đã lên khá cao (khoảng 45 độ trên đường chân trời lúc 4 giờ sáng). Nếu bạn muốn quan sát sao Thổ, hãy dậy sớm và tìm nó dưới dạng một ngôi sao sáng màu vàng nhạt. Nếu có trong tay một kính thiên văn đủ mạnh, bạn có thể chiêm ngưỡng được một trong những kì quan của Hệ Mặt Trời: vành đai Sao Thổ.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - 1268148050.nv / Thiên văn học Đà Nẵng

Sao Thủy và Sao Kim: Đầu tháng này chúng ta sẽ đón nhận một sự kiện khá đặt biệt: Sao Kim và Sao Thủy cùng lúc đạt được ly giác cực đại. Đó là lúc hai hành tinh này có vị trí biểu kiến xa nhất so với Mặt Trời ( 23 độ với Sao Thủy và 47 độ với Sao Kim) vào ngày 8 và 9 tháng 1. Đây là cơ hội tuyệt vời để quan sát Sao Thủy. Sao Kim, với độ sáng -4.3 sẽ rực rỡ nhất trên bầu trời, ngay cả lúc bình minh ló dạng. Sao Thủy ở thấp hơn khoảng 20 độ, và có khả năng bị che bởi làn sương mù mỏng gần đường chân trời. Một chiếc ống nhòm sẽ giúp bạn tìm thấy Sao Thủy dễ dàng hơn. Nếu bạn có kinh thiên văn, hãy hướng về Sao Kim để ngắm nhìn pha khuyết của nó ( hiện có dạng một nửa hình tròn).

 

Bầu trời tháng 1/2011 ! - venus 20 mg / Thiên văn học Đà Nẵng

Sao Kim hiện nay trông giống như thế này qua kính thiên văn.

Các chòm sao:

Trước nửa đêm:

Orion – Thợ Săn: Là một trong những chòm sao sáng và dễ tìm nhất trên bầu trời. Với hai ngôi sao sáng ở hai đầu (Rigel màu sáng xanh và Betelgeuse màu đỏ) cùng với 3 ngôi sao thẳng hàng, chúng ta dễ dàng nhận ra được Orion trên nền trời. Vì dễ tìm kiếm nên Orion được coi là một chòm sao chìa khóa để tìm kiếm các chòm sao khác. Xem thêm về các chòm sao chìa khóa và cách xác định các chòm sao khác dựa trên chúng tại đây: https://thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=755

Bầu trời tháng 1/2011 ! - orion gauvreau / Thiên văn học Đà Nẵng

Canis Major – CHó lớn: Theo hường 3 ngôi sao thẳng hàng ở đai lưng chàng Thợ Săn, ta sẽ đến được với Sirius, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời với độ sáng -1.47. Sirius nằm trong chòm sao Con Chó lớn.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - img2005013002 CanisMajor / Thiên văn học Đà Nẵng

Taurus – Kim Ngưu: CŨng theo hướng của 3 ngôi sao thẳng hàng, nhưng theo hướng ngược lại, ta được Alderaban của chòm Taurus – Kim Ngưu. Kim Ngưu là một trong 13 chòm sao Hoàng đạo trên bầu trời. Đây là cơ hội cho các bạn ở cung Kim Ngưu tìm được chòm sao của mình.

Gemini – Song Tử: Cũng được tìm bằng Orion. Gemini dễ được nhận ra bởi hai ngôi sao sáng gần nhau: Pollux và Castor. Nhìn tổng thể, Gemini, như tên gọi nó Song Tử, có hình dạng hai anh em đang nắm tay nhau đi trên nền trời. Song Tử cũng là một trong 13 chòm sao Hoàng đạo.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - geminiconstella2 / Thiên văn học Đà Nẵng

Canis minor – Chó nhỏ.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - Winter+Triangle+February+2006 / Thiên văn học Đà Nẵng

Auriga – chòm Ngự phu:

Bầu trời tháng 1/2011 ! - 11 05 auriga / Thiên văn học Đà Nẵng

Bình minh:

Ursa Major: CHòm Gấu lớn lúc này đã lên cao. Là một chòm sao sáng và dễ nhận ra nhờ vào Big Dipper với 7 ngôi sao sáng rực trên bầu trời phương Bắc. Hãy tìm 7 ngôi sao có hình dạng giống như cái gàu múc nước, đó chính là Big Dipper trong chòm Gấu Lớn. Big Dipper cũng được xem như một chòm sao chìa khóa để tìm các chòm sao khác. Một trong số đó là để tìm sao Bắc Cực, Pollaris trong chòm Gấu Nhỏ. Sao Bắc Cực hiện chỉ đúng hướng Bắc, là một cách để xác định phương hướng bằng bầu trời sao.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - ursa major lrg / Thiên văn học Đà Nẵng

Leo – Sư Tử: Ta có thể dùng chòm Gấu lớn để tìm Leo, kéo đường thẳng từ sao Bắc Cực đến Gấu lớn lên trên đỉnh đầu, ta sẽ gặp được Leo, một chòm sao khác trong các chòm sao Hoàng đạo. Với Regulus sáng là trái tim Sư Tử cùng với Sickle of Leo, những ngôi sao tạo thành hình giống như cái liềm ở đầu Sư Tử, Sư Tử cũng là một chòm sao sáng và dễ nhận ra trên bầu trời.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - leo / Thiên văn học Đà Nẵng

Bầu trời tháng 1/2011 ! - finder north / Thiên văn học Đà Nẵng

Một số thiên thể đáng chú ý:

Lục giác mùa Đông: Bầu trời mùa đông mang lại cho chúng ta những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời tập hợp lại trong một vùng nhỏ tạo thành lục giác mùa Đông. Lục giác này bao gồm: Sirius ( Canis Major – Chòm Chó Lớn), Procyon (Canis Minor – CHòm Chó nhỏ), Castor và Pollux (Gemini – chòm Song Tử), Capella (Auriga – chòm Ngự Phu), Aldebaran (Taurus – chòm Kim Ngưu), Rigel (Orion – chòm Thợ Săn).

Bầu trời tháng 1/2011 ! - / Thiên văn học Đà Nẵng

Pleiades – Thất Nữ: Một cụm sao mở nằm trong chòm Taurus – Kim Ngưu, cách chúng ta 450 năm ánh sáng. Nhìn bằng mắt thường, cụm sao này có 6 ngôi sao cạnh nhau tạo thành hình giống như một dấu hỏi nhỏ. Thất Nữ còn được gọi là sao Tua Rua trong dân gian Việt Nam.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - pleiades gendler big / Thiên văn học Đà Nẵng

Hyades: Cụm sao mở gần Trái Đất nhất, cách chúng ta chỉ khoảng 151 năm ánh sáng. Cụm sao này nằm ngay cạnh Aldebaran của chòm Kim Ngưu.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - images?q=tbn:ANd9GcRmebPCZh4y1pTA09BXLVuIq 2Ox beEVLXORuM0YPcwMFe w8BNw / Thiên văn học Đà Nẵng

M43 và M42: Tinh vân đẹp trong chòm Orion. M43 rất sáng và trông như một ngôi sao trên thanh kiếm của chàng Thợ Săn Orion nếu quan sát bằng mắt thường. Bằng một ống nhòm hay kính thiên văn chúng ta có thể thấy rất nhiều sao ở vùng này. Với một chiếc máy ảnh chụp ở chế độ phơi sáng lâu, ta có thể nhìn thấy các màu sắc trong tinh vân.

Bầu trời tháng 1/2011 ! - 5254746994 d011d4ac90 b / Thiên văn học Đà Nẵng

Bản quyền hình ảnh: Luna – HAAC

Thanh Huy – HAAC -chọn lọc, tổng hợp và bổ sung. 
Bạn có thể tải về bản đồ bầu trời tháng 1 ở đây: https://www.skymaps.com/skymaps/tesme1101.pdf . Bản đồ tương ứng với bầu trời lúc 9h tối đầu tháng 1 và 8h tối cuối tháng 1.

HAAC

Content Protection by DMCA.com