21/05/2012 10:06

(TNO) Rạng sáng nay (21.5), người dân khắp cả nước đã có dịp quan sát nhật thực một phần trong điều kiện thời tiết tại từng nơi tương đối thuận lợi.

Từ hơn 5 giờ sáng, CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) đã tổ chức các nhóm thành viên tập trung theo từng khu vực quanh TP để quan sát hiện tượng thiên nhiên này.

Tại TP.HCM, nhật thực một phần bất đầu từ khi mặt trời mọc lúc 5 giờ 30 phút và kết thúc lúc 6 giờ. Người dân có thể quan sát nhật thực trong thời gian trên nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, với trời trong và hướng đông của nơi được chọn quan sát rất trống và ít mây.

Nhật thực một phần xuất hiện ngay từ lúc mặt trời mọc từ chân trời hướng đông. Đây cũng là lúc quan sát được mặt trời với tỷ lệ bị che nhiều nhất bởi mặt trăng. Càng về sau, tỷ lệ bị che này càng giảm. Tới khoảng 6 giờ, mặt trăng di chuyển hoàn toàn ra khỏi đĩa mặt trời và nhật thực một phần kết thúc.

Khi vừa mặt trời vừa mọc, mọi người có thể quan sát trực tiếp nhật thực bằng mắt thường do ánh nắng khá dịu. Sau đó, mặt trời xuất hiện rõ và chói nên người quan sát phải sử dụng kính thợ hàn hay kính lọc chuyên dụng để bảo vệ mắt.

* Tại Hà Nội, Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS) tổ chức quan sát tại cầu Vĩnh Tuy (Q.Hai Bà Trưng). Lúc đầu mây khá dày ờ chân trời, khoảng 5 giờ 45 phút mặt trời mới xuất hiện.

Việc quan sát chỉ tới khoảng hơn 6 giờ là kết thúc vì mây lại tiếp tục che mặt trời.

Tại Hà Nội, theo tính toán nhật thực môt phần bắt đầu khoảng lúc 5 giờ 17 phút và kết thúc lúc 6 giờ 13 phút.

Cầu Vĩnh Tuy là địa điểm được giới trẻ Hà Nội chọn làm nơi quan sát nhật thực hình khuyên. Bạn Phạm Vũ Lộc, thành viên Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS) cho biết, từ 5 giờ sáng, hàng chục bạn trẻ đã có mặt trên cầu với các loại dụng cụ theo dõi diễn biến nhật thực.

Quan sát nhật thực một phần - 1 wvq4gh / Thiên văn học Đà Nẵng

Nhiều bạn trẻ có mặt tại cầu Vĩnh Tuy từ rất sớm, chuẩn bị “đồ nghề” để ngắm nhật thực hình khuyên – Ảnh: HAS

Ban đầu, thời tiết khá âm u. Chờ đến 5 giờ 45 phút, người quan sát nhật thực đứng từ cầu Vĩnh Tuy mới quan sát được mặt trời xuất hiện. Quá trình theo dõi diễn biến của hiện tượng chỉ kéo dài đến 6 giờ thì bị mây che phủ.

Một số hình ảnh của nhật thực toàn phần được quan sát trên cả nước:

Quan sát nhật thực một phần - 11 qcgogd / Thiên văn học Đà Nẵng

“Mặt trời khuyết” vào buổi sáng sớm tại TP.HCM

Quan sát nhật thực một phần - / Thiên văn học Đà Nẵng

Nhật thực một phần tại TP.HCM

Quan sát nhật thực một phần - / Thiên văn học Đà Nẵng

Nhật thực một phần, quan sát tại Metro (quận 2, TP.HCM)

Quan sát nhật thực một phần - 22 dyyfyl / Thiên văn học Đà Nẵng

Các bạn trẻ đón xem nhật thực từ sáng sớm tại khu vực An Khánh – An Phú (Q.2, TP.HCM)

Quan sát nhật thực một phần - 222 m7zhyh / Thiên văn học Đà Nẵng

Nhật thực một phần tại Hà Nội

Quan sát nhật thực một phần - 3 m1jlud / Thiên văn học Đà Nẵng

Nhật thực một phần tại Đồng Tháp

Quan sát nhật thực một phần - / Thiên văn học Đà Nẵng

Quan sát nhật thực một phần - 333 oocq13 / Thiên văn học Đà Nẵng

Mặt trời mọc và đồng thời bị mặt trăng “ăn” mất trên bãi biển Đà Nẵng

Quan sát nhật thực một phần - 4 c5ggf1 / Thiên văn học Đà Nẵng

Quan sát nhật thực một phần - 44 btqoji / Thiên văn học Đà Nẵng

Màu của mặt trời bị “gấu ăn” kỳ ảo qua những loại kính xem nhật thực khác nhau

 

Ngắm nhật thực hình khuyên ở Công viên Biển Đông

Từ sáng sớm 21.5, giới trẻ và du khách đã đổ ra biển Đà Nẵng dọc các bãi tắm trên đường Hoàng Sa, Trường Sa, Nguyễn Tất Thành (TP.Đà Nẵng) để đón xem nhật thực hình khuyên.

Tuy nhiên, đến tận 5 giờ sáng 21.5, mặt trời vẫn chưa xuất hiện do mây bao phủ dày đặc phía đường chân trời làm nhiều bạn trẻ và du khách bồn chồn.

Giới nhiếp ảnh lại càng nóng ruột hơn khi đến 5 giờ 15, thời điểm nhật thực hình khuyên đạt cực đại, che phủ 67% mà mặt trời vẫn chưa xuất hiện trên biển Đà Nẵng phía Công viên Biển Đông.

Ở bên kia bán đảo Sơn Trà, đường chân trời ở vịnh Đà Nẵng ít mây hơn. Người dân có thể thấy được nhật thực, nhưng tầm nhìn không rõ lắm do vẫn bị mây che mất ít nhiều.

Phải đến khoảng 5 giờ 30 phút, khi mặt trời lên cao ra khỏi đám mây tầng dưới, người xem mới có thể quan sát được trọn vẹn hiện tượng kỳ thú, tuy nhiên lúc này độ che phủ chỉ còn khoảng 40%.

Tại Công viên Biển Đông, CLB Thiên văn Bách khoa TP.Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn 40 chiếc kính chuyên dụng phục vụ khách tắm biển cũng như các bạn trẻ quan sát nhật thực.

Quan sát nhật thực một phần - 444 clzbum / Thiên văn học Đà Nẵng

Mây mù che khuất mặt trời tại Công viên Biển Đông

Quan sát nhật thực một phần - 4444 eidoiv / Thiên văn học Đà Nẵng

Phía vịnh Đà Nẵng có thể thấy nhật thực nhưng vẫn bị mây che khuất 

Quan sát nhật thực một phần - / Thiên văn học Đà Nẵng

Nhật thực 55% lúc 5 giờ 26 phút

Quan sát nhật thực một phần - 55 rvtuf6 / Thiên văn học Đà Nẵng

“Săn” ảnh nhật thực

Quan sát nhật thực một phần - 555 rnltql / Thiên văn học Đà Nẵng

Đến gần 6 giờ, mặt trời bắt đầu gắt nên người xem phải dùng kính lọc mới quan sát được nhật thực

Quan sát nhật thực một phần - 5555 qyi1to / Thiên văn học Đà Nẵng

Tuy nhiên lúc này mặt trời vẫn bị mây che mờ

Quan sát nhật thực một phần - 6 njvojc / Thiên văn học Đà Nẵng

Phải đến hơn 6 giờ, nhật thực mới rõ ràng. Tuy nhiên lúc này độ che khuất còn rất ít

Quan sát nhật thực một phần - / Thiên văn học Đà Nẵng

Các bạn trẻ CLB Thiên văn Bách khoa xem nhật thực


(thực hiện)
Nguyễn Tú

Tin, ảnhTuấn Anh – Phan Hậu – Lê Quân

Theo: https://www.thanhnien.com.vn/pages/20120521/quan-sat-nhat-thuc-mot-phan.aspx

Content Protection by DMCA.com