04/09/1784 – Ngày mất nhà thiên văn học, địa lý học người Pháp César-François Cassini de Thury
César-François, con trai của Jacques Cassini, cháu nội của Giovanni Domenico Cassini, là đại diện cho thế hệ thứ 3…
César-François, con trai của Jacques Cassini, cháu nội của Giovanni Domenico Cassini, là đại diện cho thế hệ thứ 3…
Dirk Brouwer sinh ra ở Rotterdam, thành phố phía nam Hà Lan. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1927 tại đại học Leiden, Brouwer chuyển đến làm việc tại đại học Yale. Lĩnh vực chủ yếu của Brouwer là cơ học thiên thể.
1. Khám phá kép: Đến cuối thế kỉ thứ 18, mọi người đều tin rằng hệ mặt trời chỉ có sáu hành tinh. Sau đó, Thiên Vương tinh được William Herschel khám phá ra vào năm 1781. Với sự khám phá ra hành tinh thứ bảy này, các nhà thiên văn học trở nên hiếu kì hơn bao giờ hết. Rốt cuộc thì còn có cái gì nằm ngoài kia nữa không?
JOHN COUCH ADAMS
John Couch Adams sinh năm 1819 tại Cornwall, Anh quốc. Adams rất giỏi toán và nhanh chóng bị thiên văn học thu hút. Năm 1841, Adams lần đầu tiên đọc được các tính toán của Bouvard về quỹ đạo của Thiên Vương tinh. Các phép tính đó gây ấn tượng mạnh đối với ông, và ông quyết định khám phá xem cái gì đang ảnh hưởng đến quỹ đạo của Thiên Vương tinh.
Cuộc chiến ngôn từ
Khám phá của Galle đã khơi ngòi một cuộc khẩu chiến giữa các nhà khoa học người Anh và người Pháp. Các thành viên của Hội Thiên văn học Hoàng gia Anh thì ủng hộ Adams, nói rằng ông là người đầu tiên tính ra hành tinh trên nằm ở chỗ nào. Trong khi đó, ở Pháp, các nhà khoa học cáu tiết lên. Một người Anh không tên tuổi, họ nói, đã giành lấy vinh quang mà Le Verrier đáng được hưởng. Các tờ báo Pháp đã chộp lấy câu chuyện trên và biến nó thành vấn đề mang tính quốc gia.
2. Voyager 2
Ngày 10 tháng 10 năm 1846 – trong vòng một tháng sau sự khám phá ra Hải Vương tinh – nhà thiên văn học người Anh William Lassell đã phát hiện ra Triton, một trong các vệ tinh của Hải Vương tinh. Nhưng sau sự kiện này, không còn có khám phá mới nào về Hải Vương tinh nữa mãi cho đến thế kỉ thứ 20.