Năm 2011 quả là 1 năm đáng nhớ khi có đến 2 lần nguyệt thực toàn phần khá dài và quan sát được ở Việt Nam. Lần đầu tiên là rạng sáng ngày 16/6 và lần thứ 2 tới đây là đêm 10/12. Tuy chỉ dài 51 phút nhưng đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng cho các nhà khoa học và thiên văn nghiệp dư quan sát “dung nhan” chị Hằng bằng ống nhòm và các loại kính thiên văn từ cỡ nhỏ cho đến lớn. Và hơn hết nguyệt thực lần này diễn ra trước lúc nửa đêm.
Mặt Trăng di chuyển từ phải sang trái trong hình.
Theo tính toán thì:
– Mặt Trăng sẽ bắt đầu đi vào vùng nửa tối của Trái Đất lúc 18h33’, màu sắc lúc này của Mặt Trăng không khác lúc thường là mấy vì nó chỉ hơi tối đi một chút.
– 19h45, Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất, đây là thời điểm nguyệt thực 1 phần, chúng ta thấy Mặt Trăng bị con gấu từ từ ăn mất.
– 21h06 bắt đầu nguyệt thực toàn phần. Toàn bộ Mặt Trăng bị nhuốm màu đỏ đồng. Cực đại của nguyệt thực lần này vào lúc 21h32’.
– 21h57 kết thúc nguyệt thực toàn phần, Mặt Trăng ra khỏi vùng tối và dần được chiếu sáng.
– Trăng hoàn toàn ra khỏi vùng tối và kết thúc nguyệt thực lúc 00h30 ngày 11.12.
Vậy tổng thời gian của nguyệt thực lần này là 5h57’. Nguyệt thực toàn phần chiếm 51 phút.
* Chú thích:
UT là giờ quốc tế (Universal Time). Gần đúng với giờ GMT. Các bạn xem tại đây. Việt Nam có giờ UT là +7.
Và trong tháng 12 này cũng có 1 hiện tượng thiên văn đáng chú ý khác đó là trận mưa sao băng lớn trong năm có tên Geminids. Nhưng vì ánh trăng sáng đã làm mờ đi những ngôi sao băng nên chúng ra khó lòng mà quan sát. Vì vậy các bạn hãy tự thưởng cho mình 1 đêm nguyệt thực mãn nhãn vào dịp cuối tuần bên người thân của mình cùng với CLB Thiên Văn Bách Khoa – PAC nhé!
Chúng tôi sẽ thông báo cho các bạn trong thời gian sớm nhất có thể!
CLB Thiên văn Bách khoa
Bình luận