Vật thể sáng ở xa nhất dễ dàng nhìn thấy bằng mắt là M31, Thiên hà Tiên Nữ (Anderomeda) to lớn cách chúng ta chừng 2,5 triệu năm ánh sáng. Nhưng không cần kính thiên văn, thì thiên hà xoắn ốc mênh mông này – trải rộng hơn 200.000 năm ánh sáng – cũng xuất hiện dưới dạng một đám mây mờ đục trong chòm sao Tiên Nữ (Andromeda).
Trái lại, các chi tiết của phần nhân màu vàng chói và những đường viền bụi tối uốn lượn có thể trông thấy rõ trong bức ảnh chụp kĩ thuật số qua kính thiên văn này. Dữ liệu ảnh dải hẹp, phổ phát xạ ghi được từ các nguyên tử hydrogen, cho thấy những vùng đang hình sao đo đỏ đang tô điểm những cánh tay xoắn ốc màu lam lộng lẫy và những cụm sao trẻ. Trong khi những người quan sát bầu trời ngày nay được truyền cảm hứng bởi kiến thức con người biết được rằng có nhiều thiên hà xa xôi giống như M31, thì các nhà thiên văn đã từng tranh luận gay gắt về quan niệm cơ bản này trong thế kỉ 20. Liệu “tinh vân xoắn ốc” này là thành phần nằm bên ngoài thuộc Dải Ngân hà của chúng ta hay chúng là một “hòn đảo vũ trụ” khác – những hệ sao xa xôi mà tự thân chúng có thể so sánh với Dải Ngân hà? Câu hỏi này là tâm điểm cho cuộc tranh luận nổi tiếng Shapley-Curtis hồi năm 1920, sau này nó đã được trả lời bởi những quan trắc M31 nghiêng về đáp án Tiên Nữ là một hòn đảo vũ trụ khác.
Hòn đảo vũ trụ Andromeda - M31 HALRGBpugh 900 / Thiên văn học Đà Nẵng

Thư viện Vật lý (Theo NASA)

Content Protection by DMCA.com