Ranger 3 là tàu thăm dò đầu tiên thuộc thế hệ thứ hai của dự án Ranger (dự án thám hiểm Mặt Trăng bằng thiết bị không người lái của Hoa Kỳ). NASA đã rất kỳ vọng vào các Ranger thế hệ 2 này với việc triển khai nhiều thiết bị đo đạc và module đổ bộ[1]. Các Ranger 3, 4 và 5 dự kiến sẽ bay đến, chụp ảnh và thả module đổ bộ xuống Mặt Trăng. Module đổ bộ chứa máy đo địa chấn sẽ hạ cánh mềm bằng phản lực để có thể tiếp tục hoạt động trên Mặt Trăng.
Ngày 26/01/1962, NASA đã phóng tàu thăm dò Mặt Trăng Ranger 3 - ranger3 / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh: Ranger 3 [1].

 

Ranger 3 có khối lượng: 327 kg, hệ thống tên lửa đẩy: Atlas LV-3A/Agena B. Do hệ thống dẫn của tên lửa Agena B hoạt động sai nên Ranger 3 bay chệch khỏi Mặt Trăng với khoảng cách 36874 km và tiếp tục bay trên một quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. [1]

 

Ngày 26/01/1962, NASA đã phóng tàu thăm dò Mặt Trăng Ranger 3 - atlas lv3 agena b 1 / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh: Tên lửa Atlas LV3/Agena B

 

Trong quá trình bay qua, Ranger 3 đã thực hiện được một số khảo sát tại vùng tia gamma đối với bề mặt Mặt Trăng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là những kết quả khảo sát của Ranger 3 đối với cường độ tia gamma trong môi trường vũ trụ. Cường độ của tia gamma trong môi trường vũ trụ mạnh gấp khoảng 10 lần các nhà khoa học dự tính, từ đó cần phải nâng cấp các thiết bị bảo vệ cho những tàu vũ trụ có người lái.[1]

Sau Ranger 3, cả Ranger 4 và 5 đều không đạt được các nhiệm vụ theo thiết kế ban đầu. Điều này dẫn đến việc NASA thiết kế các Ranger thế hệ 3 đơn giản hơn, chỉ bay đến Mặt Trăng và chụp ảnh (Ranger 7 là Ranger đầu tiên hoàn thành mục tiêu đặt ra). Sau dự án Ranger, NASA triển khai song song hai dự án thám hiểm Mặt Trăng:
+ Lunar Orbiter hoạt động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng và chụp ảnh
+ Surveyor: thử nghiệm hạ cánh mềm xuống Mặt Trăng

Tài liệu tham khảo:
[1]. Mark Wade, 1997 – 2007. Ranger 3-4-5[/b], [i]https://www.astronautix.com/craft/raner345.htm

Hero_Zeratul
ttvnol.com

Content Protection by DMCA.com