Có cái gì đang tồn tại trong vũ trụ? Các nhà thiên văn thông thái của chúng ta đã làm gì để phân biệt vật thể này với vật thể khác? Các vị giáo sư đã làm gì để có thể sắp xếp các vật thể trong vũ trụ cho tiện lợi trong việc nghiên cứu và ghi nhớ?
Có cái gì đang tồn tại trong vũ trụ? Các nhà thiên văn thông thái của chúng ta đã làm gì để phân biệt vật thể này với vật thể khác? Các vị giáo sư đã làm gì để có thể sắp xếp các vật thể trong vũ trụ cho tiện lợi trong việc nghiên cứu và ghi nhớ?
Việc đầu tiên của một nhà nghiên cứu phải làm là: xếp đối tượng cần nghiên cứu vào một nhóm nào đó có các điểm chung với nhau. Câu hỏi đặt ra là: người ta đã “sáng tạo” ra những nhóm vật thể gì và tính chất của chúng như thế nào? Bài viết không có tham vọng nêu ra các đặc điểm của các nhóm vật thể trong vũ trụ mà chỉ đơn giản là đưa ra một danh sách các nhóm vật thể mà thiên văn học thế giới đang dùng từ nguồn wikipedia.org nhằm tạo cho mọi người một cái nhìn tổng quát về vũ trụ. Trên diễn đàn hiện đang có một số bài viết nói về các nhóm vật thể được nêu và nếu có bài nào tôi sẽ cố gắng cập nhật link để các bạn tiện theo dõi. Trước hết ta hãy làm quen với khái niệm thiên thể:
Thiên thể (Astronomical objects) là các thực thể, các cấu trúc hay quần hợp mà khoa học hiện thởi công nhận sự tồn tại của chúng trong không gian. Điều này không đồng nghĩa với việc trong tương lại khoa học sẽ phủ nhận sự tồn tại của chúng. Một vài thiên thể, như Themis và Neith (từng được cho là vệ tinh của Sao Thổ và Sao Kim), hiện nay được đồng ý là không hề tồn tại. Các thiên thể khác như Sao Diêm Vương (Pluto) và Ceres (từng được cho là hành tinh và tiểu hành tinh) hiện này đã được xếp vào loại thiên thể khác (cả hai hiện nay đều được coi là hành tinh lùn). Trong những trường hợp này, hội đồng khoa học phải nhất trí về việc xếp loại mới này. Các thiên thể được cho là tồn tại dựa trên các bằng chứng gián tiếp sẽ được coi là thiên thể giả thuyết (hypothetical).
Các thiên thể thường bị nhầm lẫn với các vật thể thiên văn (astronomical bodies). Thuật ngữ vật thể mô tả một vật thể đơn giản, ví dụ như hành tinh. Mặt khác, thiên thể có thể là cả vành đai tiểu hành tinh. Thuật ngữ thiên thể và vật thể vũ trụ (celestial objects, celestial bodies) có nghĩa nó không bao hàm Trái Đất. Bảng kê dưới đây là danh sách các thiên thể chính dựa trên vị trí và cấu trúc của chúng.
Và sau đây là phân loại thiên thể:
I.Hệ Mặt Trời
1.Mặt Trời
2.Hệ hành tinh
a.Hành tinh
– Sao Thủy
– Sao Kim
– Trái Đất (Vệ tinh: Mặt Trăng)
– Sao Hỏa (Nhiều vệ tinh)
– Sao Mộc (Nhiều vệ tinh)
– Sao Thổ (Nhiều vệ tinh)
– Sao Thiên Vương (Nhiều vệ tinh)
– Sao Hải Vương (Nhiều vệ tinh)
b.Hành tinh lùn
– Sao Diêm Vương (Nhiều vệ tinh)
– Eris (Vệ tinh: Dysnomia)
– Ceres
– Makemake
– Haumea (Nhiều vệ tinh)
c.Tiểu hành tinh
– “Vulcanoids”
– “Apoheles”
– Tiểu hành tinh gần Trái Đất+ “Arjunas”
+ Atens
+ Apollos
+ Amors– Cắt ngang Sao Hỏa (Mars-crossers)
– Vành đai tiểu hành tinh+ Hungarias
+ Phocaeas
+ Nysas
+ Alindas
+ Hildas
+ Pallas
+ Marias
+ Koronis
+ Eos
+ Themis
+ Griquas
+ Cybeles
+ Thule
+ Vesta– Tiểu hành tinh Trojan
+ Trojan Sao Hỏa
+ Trojan Sao Mộc
+ Trojan Sao Sao Hải Vương– Cắt ngang hành tinh ngoài (Outer planet crossers)
– Damocloids
– Nhân mã (Centaurs)
d. Các thiên thể ngoài Sao Hải Vương (Trans-Neptunian objects)
-Vành đai Kuiper
+ Plutinos
+ Cubewanos
+ Twotinos-Các thiên thể đĩa phân tán
+ Sedna
f. Đám mây Oort
g. Thiên thạch
-Sao băng
-Mưa sao băng
II. Ngoài Hệ Mặt Trời
1. Hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời
a. Sao Mộc nóng
b. Sao Mộc lệch tâm (Eccentric Jupiters)
c. Hành tinh pulsar
d. Sao Hải Vương nóng/ Siêu Trái Đất
e. Hành tinh đi qua (Transiting planets)
f. Hành tinh giữa các vì sao/Hành tinh Rogue
g. Loại hành tinh lý thuyết-Hành tinh Chthonian
-Hành tinh đại dương (Ocean planets)
-Hành tinh Trojan
2. Sao lùn nâu
a. Sao lùn Lithium
b. Sao lùn Methane
c. Sao lùn nâu con (Sub-brown dwarfs)
3. Sao dựa vào loại quang phổ
a. Sao xanh
b. Sao trắng xanh
c. Sao trắng
d. Sao vàng trắng
e. Sao vàng
f. Sao cam
g. Sao đỏ
h. Sao đặc biệt
-Sao cacbon
+Loại C
+Loạ iS-Sao vỏ sò (Shell stars)
-Sao Wolf-Rayet
-Sao loại A đặc biệt
-Sao loại A kim loại
-Sao bari
-Sao P Cygni
-Sao lang thang xanh (blue stragglers)
4. Sao dựa vào độ sáng
a. Sao lùn con
b. Sao lùn dãy chính
c. Sao khổng lồ con
d. Sao khổng lồ
e. Sao khổng lồ sáng
f. Siêu sao khổng lồ
g. Siêu siêu sao khổng lồ
5. Sao dựa trên thành phần (population)
a. Sao thành phần III
b. Sao thành phần II
-Sao Halo
-Sao đĩa dàyc. Sao thành phần I
6. Sao dựa trên tiến hóa sao
a. Tiền sao
b. Thiên thể sao trẻ
c. Sao dãy chính
d. Sao khổng lồ đỏ
e. Siêu sao khổng lồ đỏ
f. Siêu sao khổng lồ xanh
g. Sao Wolf-Rayet
h. Sao lùn trắng
i. Sao nơtron
7. Sao biến quang (variable stars)
a. Biến quang nội tại (intrinsic variables)
-Biến quang nhịp (pulsating variables)
+ Sao biến quang Cepheid
+ Sao biến quang W Virginis
+ Sao biến quang Delta Scuti
+ Sao biến quang RR Lyrae
+ Sao biến quang Mira
+ Sao biến quang nửa vô định hình
+ Sao biến quang vô định hình
+ Sao biến quang Beta Cephei
+ Sao biến quang Alpha Cygni
+ Sao biến quang RV Tauri
-Biến quang bùng nổ (eruptive variables)
+ Sao bùng nổ
+ Sao biến quang T Tauri
+ Sao biến quang FU Orionis
+ Sao biến quang R Coronae Borealis
+ Sao biến quang xanh sáng
+ Sao biến quang cộng sinh
+ Sao mới lùn
+ Sao mới
+ Siêu sao mới*Siêu sao mới loại I
*Siêu sao mới loại II+ Lý thuyết
*Siêu siêu sao mới (hypernovae hoặc collapsars)
b. Biến quang bên ngoài
-Sao biến quang quay (rotating variables)
+ Sao Alpha2 CVn
+ Sao biến quang quay ellipxoit (ellipsoidal)-Hệ nhị phân elip
+ Sao Algol
+ Sao Beta Lyrae
+ Sao W Ursae lớn
8. Sao nén
a. Sao lùn trắng
-Sao lùn đen
b. Sao nơtron
-Sao từ trường (magnetars)
-Pulsarc. Sao lý thuyết
-Sao quark
-Sao preond. Hố đen
-Hố đen khối lượng trung bình
-Hố đen khối lượng siêu lớn
e. Bùng nổ tia gamma
1. Hệ hành tinh
2. Hệ sao
a. Hệ sao đơn
-Hệ Mặt Trời
b.Hệ sao phức
-Sao nhị phân
+ Nhị phân quang học (sao đôi)
+ Nhị phân thị giác
+ Nhị phân đo đạc (astrometric binaries)
+ Nhị phân quang phổ
+ Nhị phân che khuất (eclipsing binaries)
+ Nhị phân gần*Nhị phân tách rời
*Nhị phân bán tách rời
*Nhị phân tiếp xúc
*Nhị phân chưa giải quyết được (Unresolved binaries)+ Nhị phân X quang
+ Bùng nổ X quang-Hệ sao ba
3. Tập hợp sao
a. Cụm sao
-Liên hợp sao
-Cụm sao mở
-Cụm sao cầub.Chòm sao
c.Nhóm sao (asterisms)
4. Thành phần thiên hà
a. Phần lồi thiên hà (galactic bulgers)
-Thanh thiên hà (galactic bars)
b. Vành đai thiên hà
c. Cánh tay xoắn ốc
d. Đĩa mỏng
e. Đĩa dày
f. Quầng thiên hà (galactic halos)
g. Hào quang thiên hà (galactic coronae)
5. Thiên hà
a. Thiên hà dựa trên hình thái
-Thiên hà xoắn ốc
-Thiên hà gãy khúc
-Thiên hà hạt đậu
-Thiên hà elip
-Thiên hà nhẫn (ring galaxies)
-Thiên hà vô định hìnhb. Thiên hà dựa trên kích thước
-Cụm thiên hà sáng nhất
-Elip khổng lồ
-Thiên hà lùnc. Thiên hà hoạt động mạnh
-Quasar
+ Blazar
-Thiên hà radio
-Thiên hà Seyfert
-Thiên hà bùng nổ sao (starbust galaxies)d. Thiên hà tối
7. Cụm thiên hà
8. Tơ/Khoảng trống (Filaments/Voids)
1. Vật chất ở cạnh sao
a. Đĩa bụi (debris disks)
b. Không gian giữa các hành tinh
c. Đĩa tiền hành tinh
2. Không gian giữa các vì sao
3. Tinh vân
a. Tinh vân phát sáng
-Tinh vân hành tinh
-Tàn dư siêu sao mới
-Plerion
-Khu H IIb. Tinh vân phản xạ
c. Tinh vân tối
-Mây nguyên tử
-Cầu Bok
-Đĩa tiền hành tinh (proplyd)d. Khu H I
4. Không gian giữa các thiên hà
5. Bức xạ nền vũ trụ
6. Vật chất tối
a. MACHO
b. WIMP
7. Lý thuyết
a. Dây vũ trụ
b. Vách domain (domain wall)
Một số Khái niệm
hành tinh lùn: (là các thiên thể hình cầu nhưng chưa đủ lớn để làm hành tinh, các cái tên trong đó là tên của các hành tinh lùn. Eris là hành tinh lùn lớn nhất và nằm trong vùng đĩa phân tán, Ceres là hành tinh lùn bé nhất, và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh, Makemake (đọc là mi kee mi kee) đứng thứ 3, Sao Diêm Vuơng thứ 2 và Haumea thứ 4, cả 3 nằm ở vành đai Kuiper
Tiểu hành tinh:
– “Vulcanoids”: nhóm tiểu hành tinh lý thuyết có quỹ đạo gần Mặt Trời hơn cả Sao Thủy
– “Apoheles”: nhóm tht có điểm cận nhật và viễn nhật nhỏ hơn 1 AU (quỹ đạo nằm trong Trái Đất)
– Tiểu hành tinh gần Trái Đất: tht có quỹ đạo gần Trái Đất, điểm cận nhật <1.3 AU; các nhóm thuộc họ này khác nhau về bán kính lớn và bán kính nhỏ quỹ đạo.
– Cắt ngang Sao Hỏa (Mars-crossers): tht có quỹ đạo cắt quỹ đạo Sao Hỏa
– Vành đai tiểu hành tinh: vành đai giữa Sao Mộc và Sao Hỏa chứa rất nhiều tiểu hành tinh; các nhóm khác nhau thuộc họ là các tiểu hành tinh khác nhau về bán kính quỹ đạo
– Tiểu hành tinh Trojan: có quỹ đạo nằm ở điểm Lagrangian của các thiên thể lớn hơn, đó là các điểm nằm trên quỹ đạo của thiên thể đó và cách nó 60 độ về phía trước hoặc phía sau; tuy nhiên từ này ban đầu và thường được hiểu đó là các tiểu hành tinh nằm ở điểm Lagrangian của Sao Mộc
– Damocloids: còn gọi là gia đình Halley, chúng có độ lệch tâm rất lớn và có quỹ đạo tuơng tự sao chổi Halley
– Nhân mã (Centaurs): nhóm tiểu hành tinh có mang tính chất của sao chổi, quỹ đạo chúng cắt một hoặc nhiều hành tinh khổng lồ và có tuổi thọ vài triệu năm
Các thiên thể ngoài Sao Hải Vương (Trans-Neptunian objects): thiên thể có quỹ đạo xa Mặt Trời hơn Sao Hải Vuơng, các nhóm thuộc họ này khác nhau về khoảng cách so với Mặt Trời
Đám mây Oort: đám mây lý thuyết chứa rất nhiều sao chổi, cách Mặt Trời gần một năm ánh sáng, gấp 1000 lần khoảng cách của vành đai kuiper so với Mặt Trời
Trịnh khắc Duy
Bình luận