Độ sáng biểu kiến (m) của một thiên thể
Độ sáng biểu kiến (m) của một thiên thể là thước đo độ sáng của nó khi quan sát từ Trái Đất, giá trị được tiêu chuẩn khi không có ảnh hưởng của không khí. Nếu thiên thể càng sáng thì giá trị độ sáng của nó càng nhỏ.
Độ sáng biểu kiến của một số thiên thể quen thuộc:
Mặt Trời: -26,74
Trăng tròn: -12,6
Sirius: -1,44
Arcturus: -0,05
Vega: 0,03
Spica: 0,98
Barnard’s Star: 9,54
Proxima Centauri: 11,01
Từ trên ta thấy Mặt Trăng sáng yếu hơn Mặt Trời.
Xét độ lệch của độ sáng giữa hai thiên thể: x= (-12,6) – (-26,74) = 14,13.
Suy ra Mặt Trời sáng hơn Mặt Trăng: 2,512^14,13 = 449032,16 lần.
Vậy khi quan sát từ Trái Đất, Mặt Trời sáng hơn Mặt Trăng 449.032,16 lần.
Arc Second, Arc Minute, Arc Degree-Giây, Phút, Độ
Đây là đơn vị dùng để đo góc trong đó một độ bằng 60 phút, một phút bằng 60 giây, một vòng tròn có 360 độ. Một đơn vị khác để đo góc đó là radian, 206.265 giây bằng một radian. Khi quan sát từ Trái Đất, một giây bằng khoảng 725 km trên bề mặt Mặt Trời
Trịnh Khắc Duy – PAC
Bình luận