Thứ 4, 3/3 Đây là thời điểm mà ngôi sao sáng Sirius nằm ở vị trí cao nhất trên bầu trời sau hoàng hôn. Nếu bạn có một chiếc kính viễn vọng 8 inch hoặc lớn hơn, có bao giờ bạn thử cố gắng quan sát thấy người bạn đồng hành mờ nhạt của Sirius? Đó quả là một thách thức lớn vào một đêm quang đãng, bạn sẽ nhìn thấy Sirius B (đang mờ hơn Sirius đến 10000 lần so với Sirius A), chúng bây giờ đang cách nhau đến 9.1 Arcsecond, rộng hơn trong 3 thập kỷ qua.
Thứ 5, 4/3 thỉnh thoảng vào lúc 8:00 tối, Chiếc Gầu Sòng lớn sẽ mọc lên ở phía đông bắc trong khi Cassiopeia đang lặn dần về phía tây bắc. Mùa Xuân thực sự đến rồi!
Thứ 6, 5/3 Trước bình minh ngày thứ 7, hãy nhìn về phía nam để chiêm ngưỡng trăng bán nguyệt – với Antares ở ngay bên trái, và những ngôi sao ở đầu con Bò Cạp đang ở xung quanh đó.
Thứ 7, 6/3 Hãy thức và quan sát chòm Sư Tử nhé!
Các hành tinh trong tuần:
Sao Thủy nấp sau ánh sáng chói chang của Mặt Trời.
Sao Kim (độ sáng biểu kiến -3.9) đang ở thấp khi mặt trời lặn. Hãy tìm nó ngay trên đường chân trời trong khoảng 30 phút sau khi Mặt Trời lặn nhé. Ống nhòm sẽ giúp Sao Kim hiện ra rõ hơn. Sao Kim sẽ dần dần mọc cao hơn trong những tháng tiếp theo.
Sao Hỏa, vẫn sáng với độ sáng biểu kiến -0.6, tỏa sáng trên cao về phía đông lúc hoàng hôn và lên vị trí cao nhất về phía nam lúc 9 – 10 giờ tối. Sao Hỏa đang ở vị trí chòm Con Cua (Cancer), bên dưới hai anh em Pollux và Castor.
Qua kính viễn vọng, Sao Hỏa dần thu nhỏ lại từ 12.4 còn 11.6 arcsecond trong tuần này.
Sao Thổ (Độ sáng biểu kiến +0.6) đang ở vị trí chòm Xử Nữ (Virgo). Mọc ở phía đông lúc hoàng hôn và ở vị trí cao nhất lúc 1 giờ sáng.
Sao Mộc, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng mất tích phía sau Mặt Trời.
Bình luận