Thứ 2, ngày 22/2: Một chiếc kính viễn vọng nhỏ sẽ giúp bạn quan sát thấy Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ. Một chiếc kính viễn vọng đường kính 6 inch sẽ cho thấy màu da cam của bầu khí quyển Sao Thổ.
Thứ 3, ngày 23/2: Tại thời điểm này, Orion đang ở vị trí cao nhất của mình trên bầu trời sau hoàng hôn. Ngôi sao bên trái phần đầu Orion rực sáng, màu đỏ cam có tên là Betelgues. Ngôi sao này là một đỉnh của Tam giác mùa đông (một tam giác gần đều) cùng với 2 ngôi sao sáng khác là Procyon và Sirius.
Thứ 4, ngày 24/2: Castor và Pollux nằm ngay bên trái Mặt Trăng suốt buổi tối.
Hãy đón xem Mặt trăng lưỡi liềm đi ngang qua Castor và Pollux, rồi Sao Hỏa, rồi Regulus.
Thứ 6, ngày 26/2: Mặt Trăng, Sao Hỏa, Pollus, và Castor xếp thành một hàng vào tối này.
Thứ 7, ngày 27/2: Ngôi sao nằm cạnh Mặt Trăng đêm nay chính là Regulus.
Sao Thủy biến mất trong ánh sáng mặt trời.
Sao Kim (độ sáng biểu kiến -3.9) hiếm khi xuất hiện rõ sau hoàng hôn. Bạn hãy cố gắng tìm nó ngay trên đường chân trời phía tây – tây nam khoảng 20 phút sau khi mặt trời lặn. Một chiếc ống nhòm sẽ rất có ích cho bạn.
Sao Hỏa, vẫn sáng với độ sáng biểu kiên là -0.8, lên cao trên bầu trời phía đông lúc hoàng hôn và ở vị trí cao nhất lúc 10 giờ tối. Sao Hỏa đang ở vị trí của chòm Cự Giải, bên dưới Pollux và Castor.
Nhìn qua kính viễn vọng, Sao Hỏa tuần này đã nhỏ hơn một chút với bề rộng giảm từ 13 xuống con 12.4 Arcsecond. Vùng cực bắc Sao Hỏa đã sáng trở lại, nhưng vùng cực bắc này sẽ thu hẹp lại trong mùa xuân đang đến với bán cầu bắc vài tuần tới.
Sao Thổ (Độ sáng biểu kiến +6, phía tây chòm Xử Nữ – Virgo) mọc ở phía đông lúc 8 giờ tối, và sẽ ở vị trí cao nhất về phía nam lúc 1 – 2 giờ sáng. Quan sát qua kính viễn vọng, vành đai Sao Thổ nghiêng chỉ 4,1° theo bề dọc và nó sẽ còn thu hẹp lại trong tháng tới.
Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng khuất phía sau Mặt Trời.
Sao Diêm Vương xuất hiện thấp về phía đông nam trước bình minh.
Bình luận