Vào tối thứ 7 này có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên tự hỏi: Điều gì đang xảy ra cho mặt trăng rằm tháng năm? Mặt trăng đang mọc lên từ chân trời đông, nhưng thay cho cái màu vàng nhạt của mọi lần thì một nửa Mặt trăng phần phía bên trái lại đỏ sẫm!

Nguyệt thực một phần đến 53% bắt đầu ngay từ khi trăng mọc

Vào thứ 7, 26/6/2010 này, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực một phần. Người dân ở Việt Nam cùng cư dân của các nước Đông Nam Á, Châu Úc, Châu Mỹ sẽ được chứng kiến một Mặt trăng khác thường khi có đến hơn 50% diện tích của mặt trăng đi vào vùng tối của bóng Trái Đất trở nên tối và đỏ sẫm.

Đón xem nguyệt thực một phần vào tối thứ bảy cuối tuần này. (26/6/2010) - 080818 iod eclipse 04 / Thiên văn học Đà Nẵng

Ảnh nguyệt thực một phần chụp vào 16/08/2008 tại Ý (space.com)
bandonguyetthuc26_6
Đón xem nguyệt thực một phần vào tối thứ bảy cuối tuần này. (26/6/2010) - / Thiên văn học Đà Nẵng
Vùng quan sát được Nguyệt thực

Theo thông tin từ trang web của NASA, Nguyệt thực một phần lần này bắt đầu quan sát rõ khi trăng đi vào vùng tối của bóng Trái Đất vào lúc 17h16′ theo giờ Việt Nam, nhưng vào thời điểm này, tại Việt Nam trăng vẫn chưa mọc. Thời điểm bắt đầu quan sát nguyệt thực đối với người dân ở Việt Nam là ngay lúc trăng vừa mọc khoảng 18h15′, chênh lệch vài phút đối với từng địa phương.
Do nguyệt thực đã diễn ra trước đó, nên ngay khi trăng vừa nhú lên khỏi chân trời đông thì một phần đã tối sẫm và có màu đỏ. Nguyệt thực sẽ đạt cực đại vào lúc 18h39′ với 53% diện tích mặt trăng bị bóng tối Trái Đất bao phủ.

Nguyệt thực một phần kết thúc vào lúc 8h tối.
Sau đó mặc dù trăng vẫn còn trong vùng bóng nữa tối của Trái Đất, nhưng giai đoạn này trăng chỉ hơi mờ, hay còn gọi là Nguyệt thực bán dạ, rất khó nhận ra sự khác biệt với ánh trăng rằm bình thường.
Đến 21h19′ trăng hoàn toàn ra khỏi vùng bóng nửa tối, chấm dứt nguyệt thực, ta lại thấy ánh trăng rằm trong trẻo của thường ngày.

 

Đón xem nguyệt thực một phần vào tối thứ bảy cuối tuần này. (26/6/2010) - dienbiennguyetthuc26 6 / Thiên văn học Đà Nẵng

Diễn biến theo thời gian của Nguyệt Thực

Quan sát Nguyệt thực như thế nào.
Khác với quan sát nhật thực phải dùng các loại kính bảo vệ mắt, nguyệt thực có thể quan sát hoàn toàn bằng mắt thường hoặc có thêm các dụng cụ hỗ trợ như ống nhòm, kính thiên văn để nhìn rõ hơn Mặt trăng.
Lần nguyệt thực này diễn ra ngay khi Trăng vừa mọc, còn rất thấp ở chân trời Đông, khi nguyệt thực chấm dứt, Trăng chỉ cao khoảng 20 độ so với chân trời (xem ghi chú). Do đó chúng ta cần tìm địa điểm quan sát thật thuận lợi có phía đông quan đãng không bị che chắn bởi nhà cửa hay cây cối.

Đến bao lâu nữa Việt Nam lại quan sát được Nguyệt thực.
Nếu vì lý do thời tiết mà chúng ta bỏ lỡ dịp quan sát nguyệt thực lần này thì cũng không nên buồn vì chỉ khoảng 1 năm nữa thôi, vào rạng sáng ngày 16/6/2011, cư dân Việt Nam sẽ lại được chiêm ngưỡng Nguyệt Thực, và đây là lần Nguyệt Thực toàn phần.

Nguyên nhân hiện tượng Nguyệt Thực.

Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng đồng thời cũng cản các tia sáng từ Mặt Trời tạo ra một vùng bóng tối trải dài trong không gian. Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất nên có thể sẽ “đi” vào vùng tối này. Lúc này Mặt Trăng không còn được Mặt Trời chiếu sáng trực tiếp, do đó Trăng không sáng như bình thường với nguyệt thực bán dạ và trở nên đỏ tối với nguyệt thực một phần hoặc toàn phần.

Các thắc mắc về nguyệt thực lần này xin các bạn thảo luận tại diễn đàn CLB

Tổ chức quan sát Nguyệt thực
Vào lúc 5h30′ chiều 26/6 các CLB thiên văn trên toàn quốc sẽ tập trung để quan sát và hướng dẫn mọi người quan sát nguyệt thực qua kính thiên văn. Mọi người có quan tâm xin liên hệ:


+ Tại Đà Nẵng: CLB Thiên Văn Bách Khoa sẽ tổ chức quan sát nguyệt thực tại bãi biển Phạm Văn Đồng
Liên hệ Phạm Quý Nhân: 0973.985.322

+ Tại TPHCM: CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM -HAAC sẽ tổ chức quan sát Nguyệt thực tại khuôn viên chung cư phía sau Metro Quận 2
Liên hệ Chủ nhiệm CLB Đặng Tuấn Duy để biết thêm chi tiết: 0909768379

+ Tại Hà Nội: Hội thiên văn Hà Nội -HAS tổ chức quan sát tại tại tầng thượng Khu chung cư 789(21 tầng) – Bộ quốc phòng
Liên hệ Chủ nhiệm Trương Ngọc Khánh: 0973972423

Ghi chú:
Chúng ta có thể tưởng tượng 20 độ là khoảng cách từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay út, khi chúng ta xòe rộng bàn tay và vươn thẳng cánh tay ngang tầm mắt.
Xem thêm tại

Nguyễn Tuấn – CLB thiên văn nghiệp dư TP.HCM
Tham khảo: NASA, Space.com

Content Protection by DMCA.com