Mưa sao băng xảy ra khi quỹ đạo của Trái Đất di chuyển cắt ngang qua đường đi của một sao chổi, với sự hiện diện của các mảnh vụn, bụi và băng phun ra từ sao chổi. Một số mảnh vụn này lòa vào bầu khí quyển Trái Đất, và ma sát làm các mảnh vỡ bốc cháy, tạo thành sao băng.
Một sao băng Orionid năm 2010, được chụp hình tại Western Ontario, Canada. Mặt Trăng sáng rực rỡ xuất hiện ở góc trái bức ảnh. CREDIT: NASA courtesy of Meteor Physics Group, University of Western Ontario.
Dưới đây là bảng dự báo các trận mưa sao băng diễn ra trong năm 2011 được liệt kê theo từng tháng. Các trận mưa sao băng lớn thường có tần suất (ZHR) tại cực điểm trên 60 sao băng/1 giờ.
Nhìn vào bảng này có thể thấy một số trận mưa sao băng đáng chú ý từ đây đến cuối năm:
– Mưa sao băng Perseid với tần suất cực đại 90 sao băng/1 giờ.
– Mưa sao băng Geminid với tần suất cực đại là 120 sao băng/1 giờ.
CLB Thiên văn Bách khoa sẽ tổ chức quan sát cả 2 trận mưa sao băng lớn này. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi các thông báo trên hệ thống website https://thienvanbachkhoa.org nhé.
Phan Thanh Hiền – PAC (Theo Space)
Bình luận