Ngày 22/7 sắp tới, cả thế giới đang trông đợi chứng kiến một hiện tượng thiên văn thú vị và đặc biệt – Nhật thực toàn phần với thời gian kéo dài kỉ lục lên đến hơn 6 phút. Chúng ta hãy thử điểm lại những mốc lớn trong lịch sử quan sát nhật thực của loài người. 

Khoảng năm 2800 trước Công nguyên các nhà chiêm tinh Trung Quốc đã có dịp ghi lại hiện tượng nhật thực diễn ra. Họ tin rằng khi đó đã có một con rồng háu ăn nuốt lấy Mặt Trời. Lý giải tương tự về việc một con quỉ nuốt mất Mặt Trời còn xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa trong nhiều thế kỉ.

Các nhà chiêm tinh cổ quan sát và giải thích nhật thực.
Các nhà chiêm tinh cổ quan sát và giải thích nhật thực.

Năm 585 trước Công Nguyên, hiện tượng Nhật thực toàn phần diễn ra đúng lúc đang xảy ra cuộc chiến giữa 2 đạo quân Lydians và Medes (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Bóng đen của hiện tượng bao trùm lên chiến trường làm binh sĩ hai bên lo sợ và tin rằng đó là điềm báo xấu. Hai bên lập tức rút quân tạm ngừng cuộc chiến.

Nhật thực là đề tài của hội họa xưa
Nhật thực là đề tài của hội họa xưa

Năm 130 trước Công nguyên, lần đầu tiên hiện tượng nhật thực được quan sát và nghiên cứu dưới góc độ khoa học bởi nhà thiên văn Hy Lạp Hipparchus. Nhờ quan sát sự che khuất Mặt Trời gây ra bởi Mặt Trăng, Hipparchus đã tính được khoảng cách từ chúng ta tới Mặt Trăng là 429.000 km, tức là chỉ nhiều hơn con số được công nhận ngày nay có 11%.
 
Hipparchus quan sát mặt trời.
Hipparchus quan sát mặt trời.
 
Ngày 16/8/1868, hai nhà thiên văn Joseph Lockyer người Anh và Pierre Janssen người Pháp cùng phát hiện ra sự có mặt của Heli trong nhật hoa của Mặt Trời khi quan sát nhật thực. Heli chính là nguyên tố hóa học đầu tiên được phát hiện bên ngoài Trái Đất, cái tên của nó chính là lấy từ tên của vị thần Mặt Trời trong thần thoại Hy Lạp – Helios.
 
Nhật thực toàn phần năm 1868
Nhật thực toàn phần năm 1868

  Ngày 29/5/1919, hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra được quan sát bởi Arthur Stanley Eddington. Trong chuyến quan sát nhật thực tại đảo Principe (Nam Phi) này, Eddington đã thu được những kết quả làm bằng chứng chứng minh cho trường hấp dẫn trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein.

 
Nhật thực năm 1919
Nhật thực năm 1919 do Eddington chụp.

 
Ở Việt Nam lần gần đây nhất quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần là ngày 24/10/1995 diễn ra tại Phan Thiết kéo dài hơn 2 phút đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người Việt Nam khi đó.

Nhật thực toàn phần ở VN năm 1995
Nhật thực toàn phần ở VN năm 1995
 

Chỉ còn vài ngày nữa nhật thực sẽ lại diễn ra tại Việt Nam. Mặc dù không phải toàn phần nhưng với phần che khuất nhìn thấy lớn và thời gian kỉ lục lên tới 6 phút thì đây thực sự là một hiện tượng rất đáng chú ý. Chúng ta hãy cùng chờ đợi sự kiện thú vị này.

ĐÀ NẴNG:  KẾ HOẠCH QUAN SÁT NHẬT THỰC NGÀY 22/7/2009 

TP. HCM: Cùng quan sát nhật thực với HAAC vào sáng 22/07/2009 tại Nhà Thiếu Nhi TP.HCM 

 

 

Content Protection by DMCA.com