Vào chiều ngày 15/01/2010 tới đây, nhật thực vành khuyên sẽ diễn ra với khu vực cực đại sẽ di chuyển gần nửa vòng Trái Đất. “Bóng của Mặt Trăng” sẽ bắt đầu ở Châu Phi và đi qua khu vực Ấn Độ Dương – nơi mà thời gian che lấp cực đại lên đến 11 phút 08 giây! Sau đó, tâm nhật thực tiếp tục di chuyển vào Châu Á qua các nước Bangladesh, India, Myanmar, và Trung Quốc.
Những nơi có thể nhìn thấy Mặt Trăng che lấp một phần của Mặt Trời trải rộng đến hầu hết khu vực Châu Phi, Đông Âu, Ấn Độ Dương và Châu Á.
“Bóng Mặt Trăng” di chuyển gần nửa vòng Trái Đất. Ảnh: NASA
Khu vực có thể quan sát được nhật thực ngày 15/01/2010. Ảnh: eclipse-glasses
Việt Nam không nằm ở khu vực “bóng Mặt Trăng” đi qua nên chỉ có thể nhìn thấy Mặt Trời bị che lấp một phần, dao động trong khoảng từ hơn 35% ở phía Nam đến gần 80% ở phía bắc.
Người dân ở thủ đô Hà Nội có thể quan sát nhật thực với độ che lấp 67.3%
Trong năm 2010 có tất cả 2 kỳ nhật thực, kỳ nhật thực tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 11/07/2010. Tuy nhiên kỳ nhật thực thứ 2 này chỉ diễn ra ở khu vực bán cầu nam của Trái Đất và các nước khu vực Mỹ Latin sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng kỳ nhật thực toàn phần này.
Cụ thể ở các tỉnh thành, khu vực trong cả nước như sau:
Cách xem bảng trên: ví dụ ở Đà Nẵng có thể quan sát được nhật thực với độ che lấp cực đại là 49.4% lúc 15 giờ 47 phút 18 giây. Nhật thực tại Đà Nẵng bắt đầu lúc 14 giờ 21 phút 30 giây, kết thúc lúc 16 giờ 59 phút 55 giây.
Nếu không có gì thay đổi, thì CLB Thiên văn Bách khoa sẽ tiếp tục tổ chức quan sát nhật thực tại công viên biển Phạm Văn Đồng – Thành phố Đà Nẵng. Chi tiết sẽ có thông báo cụ thể trên website.
Phan Thanh Hiền – PAC(Theo NASA và eclipse-glasses.com
Bình luận