Ngày sinh kỹ sư không gian, phi công vũ trụ Liên Xô Konstantin Petrovich Feoktistov (07/02/1926 – 21/11/2009)

Konstaintin Petrovich Feoktistov sinh ra tại thành phố Voronezh, tây nam nước Nga. Thế chiến thứ II nổ ra, Feoktistov tham gia chiến đấu chống quân phát xít Đức khi mới chỉ 16 tuổi. Trong một nhiệm vụ trinh sát, ông bị quân Đức bắt và đem bắn. Rất may là mặc dù viên đạn xuyên qua cằm và cổ nhưng đã không giết chết Feoktistov. Sau đó ông đã tìm về lại được với Hồng Quân.

07/02/1984: Lần đầu tiên con người "bay tự do" ngoài không gian - feoktist / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh: Konstantin Petrovich Feoktistov (07/02/1926 – 21/11/2009)

Chiến tranh kết thúc, Feoktistov tiếp tục học và trở thành kỹ sư vào năm 1949, sau đó ông bảo vệ thành công luận án tiến sỹ Vật lý. Năm 1955, Feoktistov bắt đầu làm việc trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Ông đã tham gia vào các dự án Sputnik, Vostok, Voskhod và Soyuz dưới sự chỉ đạo của Sergey Korolyov. Ông cũng được huấn luyện thành một phi công vũ trụ và đã tham gia vào chuyến bay ngày 12/10/1964 trên tàu Voskhod-1 (chuyến bay đầu tiên của tàu vũ trụ có nhiêù người lái). Tàu Voskhod-1 đã bay tổng cộng 16 vòng quanh Trái Đất trong thời gian 1 ngày 17 phút.

Sau Voskhod-1, Feoktistov không thực hiện thêm chuyến bay vũ trụ nào nữa vì lý do sức khoẻ. Ông tiếp tục làm việc trong ngành hàng không vũ trụ, giữ vai trò lãnh đạo trong việc thiết kế các trạm không gian Salyut và Mir. Sau khi nghỉ hưu năm 1990, ông là giáo sư giảng dạy tại trường Kỹ thuật Bauman, Mat-xcơ-va.

Tên ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng.

Tài liệu tham khảo:
[1]. Today in Science History, 1999 – 2010. FEBRUARY 7 – BIRTHS, DEATHS, EVENTS, https://www.todayinsci.com/2/2_07.htm
[2]. Wikipedia, 01/2010. Konstantin Feoktistov, https://en.wikipedia.org/wiki/Konstantin_Petrovich_Feoktistov

—–

Ngày 07/02/1984, trong nhiệm vụ STS-41-B (tàu Challenger), hai phi công vũ trụ Hoa Kỳ Bruce McCandless II và Robert L. Stewart đã thử nghiệm thành công thiết bị di chuyển có điều khiển (Manned Maneuvering Unit, MMU). Đây là thiết bị phản lực gắn sau lưng cho phép con người có thể di chuyển ngoài không gian mà không cần dây nối với phi thuyền mẹ. McCandless đã trở thành người đầu tiên “bay tự do” ngoài không gian với khoảng cách xa nhất đối với tàu con thoi lên tới 98 mét (ông cũng là người đã tham gia vào quá trình thiết kế và chế tạo MMU).

Tuy nhiên, vì lý do an toàn nên MMU chỉ được sử dụng trong tổng cộng 3 nhiệm vụ với tàu con thoi năm 1984 (STS-41-B, STS-41-C, STS-51-A). Hiện nay, phiên bản nhỏ hơn của MMU là SAFER (Simplified Aid for EVA Rescue) được trang bị cho các nhà du hành như một thiết bị cứu trợ khi thực hiện các hoạt động ngoài không gian (có dây nối) trên trạm ISS.

Một số hình ảnh của McCandless và Stewart trong nhiệm vụ STS-41-B:

07/02/1984: Lần đầu tiên con người "bay tự do" ngoài không gian - astronauteva / Thiên văn học Đà Nẵng
07/02/1984: Lần đầu tiên con người "bay tự do" ngoài không gian - freeflyernasabig / Thiên văn học Đà Nẵng
07/02/1984: Lần đầu tiên con người "bay tự do" ngoài không gian - spacewalksts41bbig / Thiên văn học Đà Nẵng
07/02/1984: Lần đầu tiên con người "bay tự do" ngoài không gian - sts41beva / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh: McCandless

07/02/1984: Lần đầu tiên con người "bay tự do" ngoài không gian - robertcstewarthanging / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh: Stewart

Tài liệu tham khảo:
[1]. Today in Science History, 1999 – 2010. FEBRUARY 7 – BIRTHS, DEATHS, EVENTS, https://www.todayinsci.com/2/2_07.htm
[2]. Wikipedia, 01/2010. Manned Maneuvering Unit, https://en.wikipedia.org/wiki/Manned_Maneuvering_Unit

Hero_Zeratul
ttvnol.com

Content Protection by DMCA.com