Những công trình toán học của Langrange có ảnh hưởng rất nhiều đến lĩnh vực cơ học thiên thể. Ông đã dùng toán học chứng minh tính bền vững của hệ Mặt Trời, chỉ ra các điểm Lagrange (Lagrangian Points). Giả sử ta có 2 vật khối lượng lớn, và một vật khối lượng nhỏ hơn hẳn hai vật đó, trong không gian sẽ tồn tại 5 điểm mà ở đó vật khối lượng nhỏ sẽ luôn duy trì vị trí tương đối so với 2 vật khối lượng lớn.[2]
Ảnh: Joseph-Louis Lagrange (25/01/1736 – 10/04/1813) [1, trang 26]
Nếu ta vẽ một đường xuất phát từ Mặt Trời tới Sao Mộc rồi kéo tới tiểu hành tinh Asin và quay trở lại Mặt Trời, thì sẽ được một tam giác đều. Lagrange đã chứng minh rằng một vị trí như vậy sẽ bền vững, cho nên những thiên thể cứ ở mãi các đỉnh của một tam giác đều tuy chúng vẫn chuyển động [3, trang 156]. Tại các điểm Langrange L4 và L5 của hệ Sao Mộc – Mặt Trời, người ta đã phát hiện ra nhiều tiểun hành tinh và được gọi là các hành tinh thành Troy (Các tiểu hành tinh này được đặt tên theo các nhân vật trong trận chiến thành Troy như: Asin, Ajax, Hector, Priams, …)
Ảnh: Các hành tinh thành Troy
[1]Tammy Plotner, 2007. What is up 2007, 365 days of skywatching, https://www.astrowhatsup.com/download-the-book/
[2].JOC/EFR © January 1999. Joseph-Louis Lagrange, https://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Lagrange.html
[3]. Isaac Asimov, 1966. Hệ Mặt Trời, người dịch Đắc Lê, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 1980)
Hero_Zeratul
ttvnol.com
Bình luận