Ulugh Beg (22/03/1393 – 27/10/1449) (1), vua vùng Timurid (nay là các nước hồi giáo Trung Đông và một phần nhỏ Đông Âu).
Ulugh Beg tên thật là Mīrzā Mohammad Taragai bin Shāhrukh (2). Ông được trao vương quyền vào năm 1411, khi mới 18 tuổi. Trong giai đoạn từ năm 1417 đến 1420, ông đã xây dựng một trường đại học ở Samarkand (nay thuộc Uzbekistan) và mời rất nhiều nhà thiên văn, nhà toán học Hồi giáo đến giảng dậy. Năm 1428, Ulugh Beg xây dựng một đài thiên văn rất lớn tên là Gurkhani Zij. Đài thiên văn này được trang bị một thước sextant rất lớn với bán kính gần 36 mét, cho phép đo đạc vị trí các thiên thể với độ chính xác rất cao (thời đó chưa có kính thiên văn). Năm 1437, ông hoàn thành danh mục Zij-i Sultani bao gồm 994 ngôi sao (3). Ông cũng đã phát hiện ra và hiệu chỉnh rất nhiều lỗi trong các bản danh mục sao của các nhà thiên văn Ả-rập tiền bối. Cũng trong năm 1437, ông tính toán được độ dài của 1 năm Mặt Trời là 365.2570370 ngày (lớn giá trị đang được sử dụng 58 giây). Trong lĩnh vực toán học, Ulugh Beg đã biên soạn các bảng lượng giác giá trị của các hàm sin và tan với độ chính xác đến 8 số thập phân.
Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
Ảnh: Tượng Ulug Beg tại thủ đô Riga, Latvia
Ảnh: Di tích đài thiên văn Gurkhani Zij (Smarkand, nay thuộc Uzbekistan)
Tài liệu tham khảo:
[1]Today in Science History, 1999 – 2007. October 27 – Births, Deaths, Events, https://www.todayinsci.com/10/10_27.htm
[2]Wikipedia, 10/2007. Ulug Beg, https://en.wikipedia.org/wiki/Ulugh_Beg
Ghi chú:
(1) Wikipedia tiếng Anh ghi năm sinh của ông là 1393 hoặc 1394
(2) Ulugh Beg có nghĩa là “vị vua vĩ đại”
(3) Zij-i Sultani được đánh giá là sánh ngang với các danh mục sao của Ptolemy hoặc của Tycho Brahe
Hero_Zeratul
Box Thiên văn học – ttvnol.com
Bình luận