Mariner-4 là tàu thám hiểm liên hành tinh kiểu «bay qua» (fly-by). Tàu có dạng hình trụ bát giác với khối lượng tổng cộng 260.68 kg, hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời. Nhiệm vụ chủ yếu của Mariner-4 là bay qua và chụp ảnh bề mặt Sao Hỏa. Ngoài ra, tàu vũ trụ còn có nhiệm vụ khảo sát khoảng không gian lân cận hành tinh đỏ. Quá trình hoạt động của tàu cũng sẽ giúp cho các nhà khoa học tích lũy kinh nghiệm trong việc chế tạo các thiết bị hoạt động lâu dài ngoài không gian.

 

Ngày 28/11/1964, NASA phóng thành công Mariner-4, tàu vũ trụ đầu tiên tiếp cận Sao Hỏa. - Mariner 3 and 4 / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh: Mariner-4

Được phóng bằng hệ tên lửa đẩy Atlas/Agena-D, Mariner4 mất khoảng 7 tháng rưỡi để bay đến thiên thể mục tiêu. Ngày 14/7/1965, Mariner-4 bay qua Sao Hỏa, và lần đầu tiên nhân loại được nhìn những bức hình cận cảnh chụp bề mặt một hành tinh khác. Tổng cộng tàu vũ trụ đã chụp được khoảng 1% bề mặt Sao Hỏa. Tất cả những bức ảnh được lưu lại trong băng từ và sau đó đã được truyền thành công về Trái Đất. Sau khi bay qua Sao Hỏa, Mariner4 còn tiếp tục hoạt động được thêm gần 2 năm rưỡi nữa trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Ngày 7/12/1967, nhiên liệu của hệ thống điều khiển độ cao đã cạn kiệt. Trong 2 ngày 10 và 11 tháng 12, Mariner-4 đã liên tiếp va chạm với nhiều thiên thạch nhỏ (tổng cộng có 83 va chạm đã được ghi nhận). Sau sự kiện này, quỹ đạo cũng như khả năng truyền tín hiệu của tàu vũ trụ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngày 21/12/1967, trạm điều khiển mặt đất đã chấm dứt liên lạc với Mariner-4.

Ngày 28/11/1964, NASA phóng thành công Mariner-4, tàu vũ trụ đầu tiên tiếp cận Sao Hỏa. - m04 01d / Thiên văn học Đà Nẵng

Ảnh: Bức ảnh cận cảnh Sao Hỏa đầu tiên

 

Tài liệu tham khảo:
[1]Today in Science History, 1999 – 2007. November 28 – Births, Deaths, Events, https://www.todayinsci.com/11/11_28.htm
[2]National Space Science Data Center (NSSDC), 27/11/2007. Mariner 4, https://nssdc.gsfc.nasa.gov/nmc/masterCatalog.do?sc=1964-077A

Trần Tuấn Tú
ttvnol.com

Content Protection by DMCA.com