Mặc dù Hà Nội không phải là nơi có tỷ lệ Mặt trăng “gặm” Mặt trời nhiều nhất nhưng thời tiết khá thuận lợi cho người dân chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này từ 7h20 sáng cho đến tận 9h15, khi mà ánh mặt trời đã lên cao và ánh nắng đã quá gắt.

Ngay từ sáng sớm đã có khá nhiều người dân tỏ ra khá thông tường với hiện tượng nhật thực lần này. Không biết có phải thông tin này lan truyền khá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng mấy hôm nay hay không, nhưng hầu như ai ai cũng biết sự kiện sẽ diễn ra trong sáng nay.

 

Nhìn các phóng viên trong nước và nước ngoài lỉnh kỉnh máy móc, ống kính, chân máy… tụ tập tại các địa điểm rất Hà Nội như cầu Long Biên, Nhà hát Lớn, tượng đài Lý Thái Tổ là mọi người đều à lên rất hiểu biết: “Chụp nhật thực phải không?”.

 

Từ tay lái xe ôm, bà bán trà đá, ông trông xe… đều tỏ ra khá hiểu biết về an toàn khi nhìn hiện tượng nhật thực, tuy vậy cũng có khá nhiều người, nhất là thanh niên, lại khá chủ quan khi thấy mọi người chụp ảnh nhật thực cũng dừng lại, dùng ngay chiếc kính râm hàng ngày để nhìn lên mặt trời. Họ tặc lưỡi: “Có một tí ấy mà, chả sao đâu…”
 

 

Ngắm nhật thực ở Hà Nội - 1 / Thiên văn học Đà Nẵng
7h20 sáng, mặt trăng đã bắt đầu thưởng thức món “mắt trời” sau thời gian khá lâu

 

Ngắm nhật thực ở Hà Nội - 2 / Thiên văn học Đà Nẵng
 
Ngắm nhật thực ở Hà Nội - 3 / Thiên văn học Đà Nẵng
 
Ngắm nhật thực ở Hà Nội - 4 / Thiên văn học Đà Nẵng
 
Ngắm nhật thực ở Hà Nội - 5 / Thiên văn học Đà Nẵng
 
Ngắm nhật thực ở Hà Nội - 6 / Thiên văn học Đà Nẵng
Mặc dù tại Hà Nội, trời nhiều mây và tỷ lệ nhật thực không lớn như các tỉnh phía Bắc nhưng những hình ảnh về nhật thực vẫn nhận thấy khá rõ

 

Ngắm nhật thực ở Hà Nội - 7 / Thiên văn học Đà Nẵng
Nhật thực hiển thị trên cửa số kính của các toà nhà tại Hà Nội

 

Ngắm nhật thực ở Hà Nội - 8 / Thiên văn học Đà Nẵng
Nhật thực đi qua con mãnh sư có cánh trên nóc Nhà hát lớn

 

Ngắm nhật thực ở Hà Nội - 9 / Thiên văn học Đà Nẵng
… và tượng đài Lý Thái Tổ
 
 
 Theo Dân Trí
 

 

Content Protection by DMCA.com